Trang chủ

Sơ đồ trang

Liên hệ
 
English Việt nam
   
 
 
 
 
 
 Biết quy luật

Việc leo lên những nấc thang của một công ty có phải là một trò chơi hay không? Nhất định là như thế, đó là nhiều trò chơi diễn ra cùng một lúc. Nếu bạn quan tâm đến sự nghiệp của mình thì phải tham gia những trò chơi này một cách nghiêm túc và phải có lòng ham muốn chơi cho giỏi.

Nếu là chủ, bạn phải luôn luôn tìm cách nhận ra những tài năng thực sự và không để cho vẻ bề ngoài đánh lừa.  Nếu là nhân viên, bạn phải tìm cách cho những người thực sự nắm quyền quyết định biết bạn giỏi như thế nào mà không làm cho những kẻ ở giữa thù ghét.

Việc này có thể trở nên phức tạp, bạn phải có khả năng phóng lên vài bậc và báo động cho những kẻ trên bạn một vài nấc thang biết đến tài năng của bạn. Đồng thời, bạn cũng phải làm cho những người ở giữa nghĩ rằng, nếu ủng hộ bạn và xây dựng cho bạn thành một nhân viên cao cấp thì trông họ cũng hơn trong cương vị những người quản lý. Bạn cũng phải ngăn không cho những tay quản lý cỡ trung (những kẻ chỉ biết lo cho lợi ích của bản thân) trù dập bạn hoặc lấy những đóng góp của bạn làm của họ. Đồng thời, bạn cũng phải giữ tình thân hữu với những người ngang hàng và duy trì sự ủng hộ của cấp dưới. Việc này không phải chỉ phức tạp thôi mà còn có thể rất khó chịu, và đó là một trong những lý do tại sao nhiều người sinh nản lòng khi làm trong một công ty. 

Cố gắng vươn lên là một trong những vấn đề thực tế trong cuộc sống kinh doanh hàng ngày mà không sách giáo khoa nào nói đến cho bạn. Một tấm bằng Cao học quản trị kinh doanh hoặc luật hoặc bằng nào khác...có thể giúp bạn vào một công ty. Nhưng khi vào được rồi, bạn phải tìm cách cho người ta biết giá trị thực của bạn. Liệu bạn có thể tỏ ra tài giỏi mà không cần phải làm cho người khác có vẻ ngu dốt hay không? Bạn có thể nào chơi trò chơi này mà không cần phải chơi trò chính trị không?

Tôi tin là có thể được, nhưng bước đầu là phải biết quy luật của trò chơi, ghi nhận những thực tại chính yếu ảnh hưởng đến các quan hệ trong công ty. Những thực tại này ở mỗi công ty mỗi khác, nhưng tôi nghĩ đến ba quy luật chung:

Quy luật 1: Mạnh được yếu thua.

Thuyết Darwin ảnh hưởng đến hầu hết bất cứ cấu trúc hình tháp nào, và một công ty không những không phải là một ngoại lệ mà có thể lại là một ví dụ tốt nhất. Điều đơn giản là trong một công ty thì số chủ tịch ít hơn phó chủ tịch, phó chủ tịch ít hơn giám đốc v.v..Điều này có nghĩa là đương nhiên sẽ có đối nghịch cho dù nó tế nhị đến đâu, giữa các cấp quản lý, giữa các tầng của kim tự tháp. Một người bạn đã gọi cấu trúc như vậy ở công ty của mình, với hệ thống quyền lực phân cấp cao độ là "một dây chuyền thực phẩm".

Quy luật 2: Những đồng nghiệp ngang cấp là đồng minh tất yếu của bạn.

Tôi rất kinh ngạc sao những người có vẻ thông minh lại chẳng thông minh lắm về việc nhận biết điều này. Nếu bạn làm cho những người ngang hàng xa lánh, thì bạn chẳng cần kẻ thù nào khác trong công ty.

Quy luật 3: Luôn luôn có một hệ thống.

"Hệ thống" này có thể không hay lắm, thậm chí không hiệu quả nhưng tất cả mọi công ty đều có một hệ thống. Muốn vươn lên, bạn phải biết hệ thống ở công ty bạn và hiểu cách sử dụng nó. Đó là cách duy nhất bạn có thể làm việc trong bộ máy, thông qua nó và xung quanh nó.

Nguồn What they don't teach you at Harvard Business School.

Xem các tin khác
 
Follow our broadcasts on

Copyright ©  2008. All rights reserved The Institute of Asian Studies.