Trang chủ

Sơ đồ trang

Liên hệ
 
English Việt nam
   
 
 
 
 
 
 Trương Nguyễn Hồng Tâm – Giải nhất cuộc thi viết luận “Phụ nữ với Khoa học và Công nghệ”
Trương Nguyễn Hồng Tâm – Giải nhất cuộc thi viết luận “Phụ nữ với Khoa học và Công nghệ”

Với mục đích phát hiện và chia sẻ những ý tưởng và những câu chuyện truyền cảm hứng, Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phát động Cuộc thi viết luận với chủ đề "Phụ nữ với Khoa học và Công nghệ" để kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và Tháng Lịch sử của Phụ nữ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Yêu cầu bài luận dài không quá 500 từ (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh) dành cho tất cả học sinh, sinh viên Việt Nam có thể trình bày ý tưởng để phụ nữ có thể đóng góp vai trò lớn hơn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tại Việt Nam hoặc một câu chuyện về nhà khoa học hoặc nữ kỹ sư Việt Nam là tấm gương truyền cảm hứng để phụ nữ tham gia đóng góp vai trò lớn hơn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Trương Nguyễn Hồng Tâm – học viên khóa 14 đang theo học ngành Giảng dạy tiếng Anh tại Trung tâm Đào tạo Nghiệp vụ Quốc tế ITCP thuộc Viện Nghiên cứu Châu Á sớm nhận ra những quan niệm về bình đẳng giới tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa được chú trọng. Hồng Tâm đã tham gia cuộc thi viết luận với chủ đề "Phụ nữ với Khoa học và Công nghệ" để viết lên những suy nghĩ và lồng ghép hình ảnh của mình trong bài luận. Bài luận đã nhận được sự đánh giá cao của hội đồng giám khảo USAID và xuất sắc giành được giải nhất cuộc thi.

Trương Nguyễn Hồng Tâm - giải nhất cuộc thi viết luận “Phụ nữ với Khoa học và Công nghệ”

Tình cờ với cuộc thi và giải thưởng

Trương Nguyễn Hồng Tâm đến với cuộc thi rất tình cờ: “Em biết về cuộc thi qua một tờ rơi giới thiệu trong buổi xem thuyết trình chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3”. Nhận thấy đây là cơ hội tốt để mình có thể bày tỏ hết những suy nghĩ, cảm nhận bấy lâu nay. Tâm chia sẻ: “Tham dự cuộc thi, em không nghĩ mình sẽ giành được giải thưởng, em chỉ muốn nhiều người có thể đọc được suy nghĩ của mình. Em muốn khẳng định rằng: “Người phụ nữ trong xã hội hiện đại cần sự độc lập và tự làm chủ bản thân”. Khi bài viết được gửi, em cũng không chú ý tới kết quả, một lần tình cờ check mail em mới biết mình lọt vào top 10 bài viết hay và cuối cùng là người có bài luận xuất sắc nhất. Em thực sự bất ngờ và xúc động khi biết bài viết của mình đạt giải thưởng”.

Trương Nguyễn Hồng Tâm - giải nhất cuộc thi viết luận “Phụ nữ với Khoa học và Công nghệ”

Hồng Tâm nhận giải thưởng từ Bà Claire Pierangelo, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Bài luận của Hồng Tâm chỉ vỏn vẹn một trang giấy, nhưng nội dung bài luận khi được truyền tải trên trang Facebook của USAID đã lập tức gây ấn tượng mạnh cho cộng đồng tham gia cuộc thi và hàng trăm lượt đã bình chọn cho bài luận của em. Với lợi thế tiếng Anh được đào tạo từ Viện và khả năng lập luận logic về vai trò và khả năng của phụ nữ trong việc hòa nhập với khoa học và công nghệ, cũng như khuyến khích phụ nữ tin tưởng vào năng lực, trí tuệ của mình để có thể dũng cảm theo đuổi những giấc mơ, những lĩnh vực mà hiện nay vẫn còn hạn chế phụ nữ tham gia, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ ngày nay trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Bài luận của Hồng Tâm đã chinh phục được hội đồng ban giám khảo của USAID, xuất sắc giành được giải nhất với phần thưởng là máy tính bảng Apple iPad Mini và bằng chứng nhận của USAID.

Hồng Tâm được giảng viên Nguyễn Thị Ngọc Yến hướng dẫn trong giờ thuyết trình

Hồng Tâm cho biết, điều mà em muốn nhắn nhủ trong bài viết: “Người phụ nữ cần thay đổi suy nghĩ và quan điểm “Phận gái mong manh cần được bao bọc, che chở” mà hãy mạnh mẽ và tự tìm ra lối đi cho riêng mình. Muốn thay đổi và thực hiện được điều đó thì cần phải mạnh mẽ, quyết tâm, dám nghĩ, dám làm và phụ nữ không nên mong đợi sự giúp đỡ của người khác, nên độc lập về mọi thứ trong cuộc sống”.

Ước mơ trở thành giảng viên dạy tiếng Anh và sở thích làm bánh Wagashi

Ngay từ khi còn bé Hồng Tâm đã có đam mê với môn Tiếng Anh, em luôn đạt những thành tích xuất sắc trong môn học này, sau một thời gian đi du học tại Anh để trau dồi kiến thức, Tâm trở về và theo đuổi ước mơ trở thành giảng viên tiếng Anh tại Viện Nghiên Cứu Châu Á. Em sớm nhận thấy theo học tại Viện là sự lựa chọn tốt, em chia sẻ: “Môi trường học tập tại Viện rất tốt và bổ ích, phù hợp với học viên muốn theo học tại Việt Nam và học viên muốn đi du học nước ngoài. Với cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị tiên tiến và chương trình giảng dạy theo phương pháp hiện đại tại Viện đã giúp chúng em phát triển kỹ năng nghề nghiệp và chuyên sâu vào chuyên ngành. Giảng viên luôn nhiệt tình giảng dạy và cập nhật những kiến thức mới, phương pháp dạy hiện đại để chúng em có thật nhiều kiến thức hữu ích và khiến em càng thêm yêu ngành nghề mà mình đã lựa chọn học tại Viện”.

Nguyễn Hồng Tâm cùng các bạn khóa 14 ngành Giảng dạy tiếng Anh

Ngoài ước mơ trở thành giảng viên dạy tiếng Anh, Tâm mong muốn mình có thể trở thành một người làm bánh Wagashi (Nhật Bản): “Bản thân em muốn tạo ra một điều gì đó thú vị và bánh Wagashi là điều thú vị đó. Bánh Wagashi rất nhỏ và có nhiều loại với nhiều màu sắc, hình dáng khác nhau. Em muốn tự tay làm ra những chiếc bánh nhỏ nhưng mang đậm hương vị hoa anh đào từ thiên nhiên. Em nghĩ mình sẽ sớm biến ước mơ thành hiện thực”.

Với những kiến thức được đào tạo về tin học, tiếng Anh, kỹ năng nghề nghiệp và chương trình giảng dạy chuyên sâu tại Viện Nghiên Cứu Châu Á, hy vọng sẽ giúp em vững tin để thực hiện ước mơ và khẳng định vị trí của mình trong xã hội hiện đại. Chúc Hồng Tâm sớm thực hiện được ước mơ và thành công hơn nữa trên con đường học tập cũng như con đường sự nghiệp của mình.

Bài luận đạt giải nhất của Trương Nguyễn Hồng Tâm:

In Vietnam, there are very few women who pursuit a science or technology career (Science, Technology, Engineering and Maths). Either because they do not realize their potentials or they do not get adequate supports. To enter the fields of science and technology, women need to believe in themselves, are free to be who they are, and to receive greater encouragement.

Vietnamese women usually avoid science and technology careers because they are trapped in a pattern of thought: ‘Men are better in those fields’. However, everyone is born with the same intelligence and this varies from people to people because of changes in their lifestyle over time not because of their gender. Women should believe that they can think independently and intelligently as much as men do. They can solve logical problems as well and fast as men do.

This confidence should be effectively integrated in early childhood development to ensure that women do not underestimate themselves in choosing a career because of self-prejudice over gender.

Family plays a very crucial role in shaping a child’s future. At a very young age many Vietnamese girls are discouraged from pursuiting a science or technology career for the sake of their future marriage life. Many parents mistakenly believe that girls with too high an education level would find it difficult to get marriage. Even if they can find a match for their intelligence, the marriage would not be happy one if the girls do not pretend that they are inferior to their husbands. This old-fashioned belief should be abadoned. Women should have the rights to choose how their lives would be, whether they would be single or married, and to be who they are.

Science and technology career are very demanding and women need encouragement from family to be able to devote in the fields. Vietnam as well as other countries in Asia have traditional beliefs that women are born to get married, bear children and do housework. This puts a severe pressure on women to balance work and family. Hence, the idea of equally-shared family responsibilities which requires mutual understanding between the two partners should be adopted to solve the problem.

In conclusion, there should be a change in both of the inside and outside aspects. Women themselves must find courage to chase their own dreams while family is the wind to fly up that kite of dreams.

Xem các tin khác
 
Follow our broadcasts on

Copyright ©  2008. All rights reserved The Institute of Asian Studies.