Trang chủ

Sơ đồ trang

Liên hệ
 
English Việt nam
 
   
 
 
 
 
 
 Hội thảo "Việt Nam và WTO"

HỘI THẢO “VIỆT NAM VÀ WTO”

WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Được thành lập năm 1995, WTO đặt trụ sở chính tại Geneva – Thụy Sỹ. Với hơn 153 thành viên trên khắp thế giới, WTO với các chức năng chính như: Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế; diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại; giải quyết tranh chấp thương mại; giám sát chính sách thương mại; trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Việt nam chính thức là thành viên của WTO từ ngày 10/01/2007.
Theo nguồn http://www.wto.org

 
Tổng hành dinh WTO (Geneva, Thụy Sĩ). (Nguồn vietsciences.free.fr)
 

“Gia nhập WTO, Việt Nam phải tiến hành hàng loạt các thay đổi về chính sách và pháp luật để tuân thủ các nguyên tắc và quy định của tổ chức này”. Và để giúp học viên hiểu rõ hơn về quá trình gia nhập WTO cũng như các kết quả đạt được sau những năm hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Nghiên Cứu Châu Á đã phối hợp với trường Đại học Quốc tế Sài Gòn tổ chức hội thảo với chủ đề “Việt Nam và WTO”. Buổi hội thảo diễn ra vào ngày 25/04/2011 dưới sự chủ trì của TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung uơng, Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

Tiến sĩ Võ Trí Thành tại buổi hội thảo “Việt Nam và WTO”
 

Việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO ngày 11/01/2007 trở thành một sự kiện trọng đại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tích cực, chủ động và sâu rộng, và tạo cho Việt Nam vị thế bình đẳng về thương mại với các nước trong WTO. Việt Nam đã phải điều chỉnh và cam kết áp dụng các nguyên tắc của WTO trong việc xây dựng và thực hiện các quy định pháp luật. Đây cũng là quá trình hình thành các tiêu chuẩn kinh doanh mới ở Việt Nam và cũng là quá trình điều chỉnh cơ bản các hệ giá trị và tiêu chí đánh giá hoạt động.

Giám đốc WTO Pascal Larmy (trái), bắt tay Bộ trưởng Thương mại VN Trương Đình Tuyển trong buổi lễ kết nạp Việt Nam vào WTO (Nguồn viettribune.com)
 

Tại buổi hội thảo, học viên cũng đã được nghe TS. Võ Trí Thành đề cập đến quá trình thực thi các cam kết trong WTO, một số cam kết trong đàm phán cũng sẽ được thực hiện trong vài năm tới. Ngoài việc tham gia hội nhập khu vực ASEAN, Việt Nam cũng tham gia tổ chức FTA ASEAN cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand. Bên cạnh đó, đàm phán của ASEAN về FTA với Ấn độ cũng đang có những bước tích cực và đàm phán FTA với EU cũng đang được thực hiện rất khả quan.

 

Có rất nhiều câu hỏi đã được học viên đặt ra, hầu hết các bạn đều muốn biết sau hơn 4 năm gia nhập WTO nền kinh tế của đất nước đã đạt được những kết quả gì? Dự đoán cho những năm sắp tới như thế nào? Tất cả các câu hỏi đều được TS. Võ Trí Thành trả lời rất đầy đủ và chi tiết, được sự đồng thuận của tất cả các học viên. Qua đó, các bạn đã thấy được những lợi thế hội nhập như: xóa bỏ sự phân biệt giữa hàng nội địa và nhập khẩu, hoặc giữa đầu tư trong và ngoài nước và đề cao sự minh bạch hóa trong thương nghiệp.

Nội dung cuộc hội thảo đã nói đến các lĩnh vực quan trọng nhất mà Việt Nam đã có cam kết gồm: mở cửa thị trường thông qua cắt giảm các hàng rào thuế quan; chính sách giá cả minh bạch, không phân biệt đối xử và phù hợp với các quy định của WTO; giảm hoặc điều chỉnh lại thuế xuất khẩu đối với một số hàng hóa; không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập; bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp công nghiệp bị cấm từ thời điểm gia nhập; duy trì hệ thống thủ tục hải quan thống nhất, minh bạch, đơn giản và phù hợp với chuẩn mực quốc tế; các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sẽ hoàn toàn hoạt động theo tiêu chí thương mại, nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của DNNN; chấp nhận điều khoản về nền kinh tế phi thị trường trong thời gian tối đa là 12 năm; tham gia vào một số Hiệp định tự do hóa theo ngành; cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ thuế…

 

Buổi hội thảo đem đến cho học viên nhiều thông tin về chính sách cũng như các hoạch định chiến lược của chính phủ. Đây là nguồn kiến thức bổ ích mà học viên Viện Nghiên Cứu Châu Á cần nắm bắt và hiểu rõ. Kết thúc buổi hội thảo, học viên cho biết “Các bạn cảm thấy rất hài lòng về buổi hội thảo bổ ích này và hào hứng chờ đợi các buổi hội thảo tiếp theo của Viện”

 
Xem các tin khác
 
Follow our broadcasts on

Copyright ©  2008. All rights reserved The Institute of Asian Studies.