Trang chủ

Sơ đồ trang

Liên hệ
 
English Việt nam
   
 
 
 
 
 
 Tăng Trưởng Xuất Khẩu Dệt May Vẫn Còn Bất Ổn

Tăng trưởng xuất khẩu dệt may vẫn còn bất ổn

Dệt may dẫn đầu 23 nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỉ đô la Mỹ của Việt Nam năm 2011 với kim ngạch đạt trên 15,6 tỉ đô la. Nhưng đằng sau thành công này, các doanh nghiệp trong ngành hiện đang đối mặt với hàng loạt biến động của thị trường và thách thức để đảm bảo các đơn hàng.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2012 ngày 3-1 tại Hà Nội, trong số 15,6 tỉ đô la xuất khẩu của dệt may năm 2011 (tăng 38% so với năm trước) có đóng góp chủ lực của hàng dệt và may đạt 14,029 tỉ đô (tăng 25%), xơ sợi các loại đạt gần 1,7 tỉ đô la (tăng 26%). Các thị trường chính giữ được mức tăng trưởng cao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, EU cùng các thị trường mới.

Bên cạnh đó, thành công trong việc phát triển thị trường nội địa với việc hình thành các trung tâm thời trang khắp cả nước khiến cho ngành thời trang Việt Nam đang từng bước chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài.

Theo ông Nguyễn Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may, thành công lớn nhất của dệt may năm 2011 là dự báo thị trường tốt và sự linh hoạt của các doanh nghiệp dệt may trước những khó khăn mang tính sống còn do tác động của suy giảm kinh tế, suy giảm cung - cầu của thị trường thế giới và chi phí đầu vào tăng cao, khó vay vốn tại thị trường trong nước.

Các doanh nghiệp lớn đang hoạt động trong lĩnh vực dệt may như May 10, Việt Tiến… tiếp tục hướng đến tính ổn định và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của các thị trường truyền thống như EU, Mỹ, Nhật Bản. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tận dụng rất tốt các hiệp định ưu đãi thuế quan, nhất là tận dụng các ưu đãi từ thị trrường Hàn Quốc khiến cho xuất siêu dệt may sang nước này tăng từ 4,6 tỉ đô la trong năm 2010 đến 6,5 tỉ đô la năm 2011.

Một số doanh nghiệp chọn các thị trường mà tính cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc và Indonesia rất gay gắt nhưng nhờ giá cả hợp lý và đặc biệt là chất lượng sản phẩm ổn định nên các đơn hàng dành cho các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chiếm ưu thế.

Song, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp dệt may lớn cho rằng những khó khăn vẫn đang tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của họ. Sản xuất một số nguyên liệu vải mà các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh để giảm phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu đang có xu hướng giảm dần. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sản xuất của ngành trong năm 2011 như giá nhân công và chi phí đầu vào tăng cao do không chủ động được nguyên liệu vẫn đang tác động mạnh đến đơn giá các hợp đồng.

Trong năm 2011, giá bông cũng biến động với biên độ dao động lớn. Ngay từ quí 1, cùng với hiện tượng khan hiếm nguồn hàng, giá bông tăng liên tục và đạt mức kỷ lục là 5 đô la Mỹ/kg nên càng xuất khẩu được nhiều thì doanh nghiệp càng lỗ.

Sang đến quí 2, nhờ giá bông giảm mạnh, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất thì đối diện với lãi suất ngân hàng tăng vọt nên khó tiếp cận vay vốn để mua bông dự trữ cho năm tới. Hiện ngành bông sợi Việt Nam lại hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Đến nay, sản lượng bông mới chỉ đáp ứng được 1% nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nguyên liệu bông xơ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành của sản phẩm dệt may nên giá bông cao hay thấp trong năm 2012 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Mục tiêu xuất khẩu của dệt may năm 2012 là đạt kim ngạch khoảng 16,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 19% so với năm 2011.

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ sau khi gỡ bỏ trần nợ công, tiết kiệm tiêu dùng tại Nhật Bản và khủng hoảng nợ công tại nhiều quốc gia châu Âu khác khiến một số doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất áo sơ mi và quần Âu bị hủy hợp đồng, thậm chí không ký được đơn hàng cho quí 1 năm 2012.

Theo TBKTSG

Xem các tin khác
 
Follow our broadcasts on

Copyright ©  2008. All rights reserved The Institute of Asian Studies.